
Khảo luận về
công
cuộc phát triển
vùng Hậu Giang Việt Nam
GS Tôn Thất Trình
Chúng tôi có
phần nghiêng về định nghĩa “văn minh kinh đào” cho miền Hậu Giang của
Lương Thư Trung hơn là định nghĩa “văn minh miệt vườn” của Nguyễn Văn
Lục. (Nguyệt san “Đi Tới”, 2003). Tuy Đại Nam Nhất Thống Chí
ghi là giữa bốn con sông lớn ở miền Nam: Tiền Giang, Hậu Giang, sông
Sài Gòn, sông Đồng Nai có nhiều đường lạch và kinh chằng chịt nhau như
mạng nhện; thực sự vào đời các vua Gia Long, Minh Mạng chỉ có đào
bằng tay ở Sông Tiền các kinh tương đối nhỏ và ngắn là kinh Bà Bèo
phía sông Vàm Cỏ Tây, kinh Ông Hống, kinh Cái Cỏ nối rạch Cái Cái với
Svay Rieng (đào năm 1815), kinh Bảo Định dài 20 cây số, nối liền sông
Vàm Cỏ Tây với sông Tiền Giang (đào năm 1819) và có lẽ theo nhà văn
Nguyễn Hiến Lê, triều đình nhà Nguyễn Phước đã cho đào con kinh từ Tân
An đến Mỹ Tho, Pháp gọi là kinh Arroyo de La Poste.